Cổng thông tin điện tử huyện Hậu Lộc
Cổng thông tin điện tử huyện Hậu Lộc
  • Liên kết website
  • Thống kê truy cập
  • Đang online: 3

    Hôm nay: 127

    Đã truy cập: 673467

BÀI TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 41 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11

Những ngày này, trên khắp mọi miền của Tổ quốc, toàn Đảng, toàn Dân và toàn Quân ta đang tổ chức nhiều hoạt động thi đua sôi nổi chào mừng kỷ niệm 41 năm ngày Nhà Giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2023) nhằm ôn lại truyền thống “Tôn sư, trọng đạo” “Uống nước nhớ nguồn”; tôn vinh các thế hệ nhà giáo trong sự nghiệp trồng người.

Giáo dục là sự nghiệp quan trọng đối với sự phát triển của nhân loại. Lịch sử ra đời ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11 gắn liền với lịch sử của tổ chức giáo giới tiến bộ trên thế giới.

Tháng 8 năm 1957 tại Vác-xa-va (thủ đô Ba Lan), hội nghị Quốc tế các tổ chức của các Nhà giáo lần thứ 2 gồm có 57 nước tham gia, đại diện cho 10,5 triệu Giáo viên trên toàn thế giới đã quyết định lấy ngày 20 – 11 hằng năm là ngày “Quốc tế hiến chương các nhà giáo”.

Cùng với sự phát triển của các tổ chức giáo giới quốc tế, nền giáo dục Cách mạng Việt Nam được khai sinh cùng với nước Việt Nam mới. Ngay từ những ngày đầu của Chính quyền Cách mạng còn non trẻ, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa đã quyết định vận động toàn dân học chữ quốc ngữ để chống nạn mù chữ đến triệt để. Trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ ngày 3 - 9 - 1945. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Chống giặc dốt quan trọng như chống giặc đói và chống giặc ngoại xâm”.

Trong tình hình thù trong giặc ngoài đe dọa đến tồn vong của dân tộc, Bác Hồ vẫn dành sự quan tâm đặc biệt cho sự nghiệp giáo dục. Tháng 9 - 1945 trong thư gửi học sinh cả nước nhân ngày Khai giảng năm học đầu tiên của Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Bác viết: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn công học tập của các em”.

Từ đó đến nay, kể cả trong những năm tháng kháng chiến cực kỳ gian khổ, bất cứ lúc nào và ở đâu ngành Giáo dục vẫn đứng vững và không ngừng lớn mạnh, trưởng thành, góp phần rất quan trọng vào sự nghiệp kháng chiến kiến quốc của dân tộc ta.

Để biểu dương nghề Dạy học và những người làm nghề Dạy học, củng cố lòng yêu nghề của các Nhà giáo, là dịp để học sinh, cha mẹ học sinh và toàn xã hội thể hiện tình cảm biết ơn và tinh thần trách nhiệm đối với các Nhà giáo cũng như việc biểu dương tinh thần hữu nghị giữa các Nhà giáo tiến bộ trên toàn thế giới.

Thể theo nguyện vọng của các Nhà giáo và Nhân dân, chấp nhận đề nghị của Bộ GD và Công đoàn GD Việt Nam, Hội đồng Bộ trưởng nay là Chính phủ đã ra Quyết định số 167/ HĐBT ngày 28/9/1982 từ nay hằng năm sẽ lấy ngày 20 - 11 là Ngày Nhà giáo Việt Nam; ngày 30/5/1985 Chủ tịch Hội đồng Nhà nước đã ký sắc lệnh phong tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú” đối với những Nhà giáo có thành tích xuất sắc, có nhiều cống hiến vì sự nghiệp giáo dục; Năm 2005 Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành quy chế xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp giáo dục” cho những cá nhân trong, ngoài ngành GD&ĐT có những đóng góp, cống hiến cho sự nghiệp giáo dục. Từ đó đến nay, ngày 20/11 hằng năm đã thực sự trở thành ngày hội truyền thống của toàn dân và được tổ chức kỷ niệm trọng thể ở khắp các địa phương trong cả nước, nhằm tôn vinh các nhà giáo, tôn vinh sự học và ngành giáo dục.

Kỷ niệm 41 năm ngày Nhà giáo Việt Nam, ôn lại truyền thống nhà giáo Việt Nam, các thế hệ nhà giáo Đại Lộc hôm nay càng thêm tự hào được sinh ra và lớn lên từ mảnh đất anh hùng giàu truyền thống cách mạng, mảnh đất đã khẳng định vai trò “Đất học” của huyện Hậu Lộc. Nhiều dòng họ có truyền thống hiếu học như: Ho Nguyễn (làng Ngọc Trì), họ Hoàng (Làng Y Ngô), họ Trịnh (làng Phú Lý)…Từ xưa đã có nhiều người đỗ đại khoa (Tiến sĩ), Trung khoa (cử nhân, hương cống), tiêu biểu Tiến sỹ Hoàng Khắc Thận năm 1529, Cử nhân Hoàng Đình Cơ thời Triều Lê, Nguyễn Đăng Giai năm 1705, Nguyễn Quý Du năm 1720, Nguyễn Danh Hiển năm 1825…

Thời Pháp thuộc, vào năm 1924 trường Tổng đại lý được đặt tại làng Ngọc Trì, giáo viên là thầy Nguyễn Văn Huệ, thầy Lê Văn Thành phụ trách. Trong các cuộc kháng chiến chng pháp, chèng mü cøu n­íc mÆc dï líp häc ®­îc tæ chøc d­íi hoµn c¶nh rÊt khã kh¨n, häc ban ®ªm häc d­íi hÇm, tiÕt häc bÞ chia c¾t nhiÒu lÇn bëi tiÕng gµo thÐt cña m¸y bay Mü, Thấm nhuần chân lý “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, các thầy giáo “xếp bút nghiên” hăng hái tòng quân lên đường chống Mỹ cứu nước, nhiều thầy giáo đã lập công vẻ vang, nhiều người đã hy sinh cống hiến trọn đời cho Tổ quốc, được công nhận là liệt sỹ, được Đảng, Nhà nước và Nhân dân đời đời ghi công như: Thầy giáo - Liệt sỹ Nguyễn Văn Bạn, thầy giáo - Liệt sỹ Nguyễn Văn Bát.

Tõ m¸i tr­êng §i Léc ®· cã nhiÒu ng­êi ®· trë thµnh nh÷ng c¸n bé xuÊt s¾c cña §¶ng cña c¸c tæ chøc chÝnh quyÒn và tiếp tc là nhng người ging viên ưu trong các trường Đại hc  trong cả nước như ông Ngô Văn Biên, Ông Ngô Văn Biền, ông Nguyễn Văn Tỉnh, Nguyễn Công Liêm, Ngô Văn Bốn, Mai Đình Lựu, Hoàng Anh Thức, Vũ Văn Phú… Tiến sĩ Nguyn Văn Huế, Tiến sĩ Ng văn Ton, Tiến sĩ Lê Văn Tuân, tiến sĩ Phạm Thị Cúc …. 

Phát huy truyền thống quê hương, các thầy giáo, cô giáo tiếp tục mang bầu nhiệt huyết, tận tụy cống hiến hết mình cho sự nghiệp giáo dục Đại Lộc và các xã bạn, huyện bạn. Trong quá trình rèn luyện, học tập và giảng dạy, nhiều thầy giáo, cô giáo là Cán bộ quản lý giáo dục bám trường, bám lớp, trăn trở tìm tòi các giải pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học, xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia được ghi nhận danh hiệu CSTĐ các cấp như cô Ngọ Thị Thu Hương, cô Vũ Thị Nghĩa, cô Nguyễn Thi Hoa, cô Trịnh Thị Hằng….

 Nhiều thầy giáo, cô giáo ngày đêm miệt mài bên trang giáo án, chăm lo từng bữa ăn, giấc ngủ, con chữ cho học trò được ghi nhận danh hiệu giáo viên giỏi, chiến sỹ thi đua các cấp

Cũng từ sự nhiệt huyết, tận tâm, tận tụy với nghề của đội ngũ nhà giáo ấy, chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt là chất lượng mũi nhọn của xã được nâng lên và phát triển bền vững qua từng năm học, từng giai đoạn.

Nhìn lại chặng đường phát triển đầy thăng trầm của nền giáo dục, nhiều nhà giáo đã tiếp nối phát huy truyền thống truyền thống vẻ vang của dân tộc, đóng góp và cống hiến không tiếc máu xương trong thời chiến, nêu cao gương sáng người thầy mẫu mực trong thời bình. Nhiều cuộc vận động, nhiều phong trào thiết thực của mỗi thời kỳ luôn gắn với tấm gương mẫu mực, tận tâm, yêu nghề, hết mình vì sự phát triển của sự nghiệp giáo dục nhằm tạo nên những luồng gió mới, tạo ra không khí thi đua rộng khắp toàn ngành, khích lệ những tấm gương cống hiến cho giáo dục, phát hiện, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.

Với truyền thống “Tôn sư trọng đạo” của dân tộc ta, nghề dạy học được tôn vinh là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý. Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy “Người thầy giáo tốt, thầy giáo xứng đáng là thầy giáo, là người vẻ vang nhất. Dù là tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song những người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh”. Đây là một điều rất vẻ vang đối với mỗi thầy giáo, cô giáo. Người cũng đã dạy chúng ta “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Thực hiện lời dạy của Bác, giáo dục – đào tạo đã được Đảng, Nhà nước ta coi là quốc sách hàng đầu và đội ngũ thầy giáo, cô giáo là nhân tố quyết định tới chất lượng và sự phát triển của giáo dục đã được xã hội ta hết sức quan tâm.

Kính thưa……………….!

Nhà giáo xưa và nay vẫn là lớp người sống thanh bạch. Nhớ thời kỳ đời sống còn nhiều khó khăn, có những lúc dạy tới đói lả, có những lúc ăn rau, ăn độn cả tháng nhưng thầy cô vẫn không xa rời bục giảng, không xa rời học trò. Thầy giáo, cô giáo không lấy thế làm buồn và chỉ buồn thấy mình chưa tích lũy được nhiều kiến thức, kỹ năng để truyền lại cho đàn em thân yêu.

Nhìn lại chặng đường 41 năm qua, chúng ta tự hào khẳng định rằng: Vượt qua bao khó khăn, đội ngũ Nhà giáo Đại Lộc vẫn phát huy được truyền thống yêu nước, giàu lòng nhân ái, sống trong sạch, lành mạnh, yêu nghề, mến trẻ. Đội ngũ giáo viên Đại Lộc là một tập thể thống nhất, trọng danh dự, có kỷ cương nề nếp với 5 phong cách (phong cách sống: là Tình thương, danh dự; phong cách làm việc: là Kỷ cương, sáng tạo; phong cách học tập: là Tự học thường xuyên; phong cách ứng xử: là Tôn trọng, biết điều; phong cách gia đình: là Hòa thuận, hiếu đễ). Và lớp lớp giáo viên Đại Lộc sau những năm cống hiến cho sự nghiệp “trồng người” được nghỉ công tác, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội vẫn phát huy truyền thống đẹp đẽ của nhà giáo, đó là: Sống ân cần, trách nhiệm với gia đình, với làng xóm, với đồng nghiệp; vẫn luôn dõi theo sự nghiệp giáo dục, trăn trở với nghề và mong muốn tiếp tục cống hiến công sức của mình cho quê hương, đất nước.

Ôn lại truyền thống 41 năm ngày Nhà giáo Việt Nam, chúng ta càng thấy rõ vai trò to lớn của cấp ủy, chính quyền và nhân dân xã nhà trong việc chăm lo cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo. Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, HĐND, UBND , sự quan giúp đỡ của Phòng Giáo dục và Đào tạo, sự phối hợp chặt chẽ của các ban ngành, đoàn thể, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, các doanh nghiệp, sự quan tâm chăm lo của các tầng lớp nhân dân, của những người con Đại Lộc trên mọi miền đất nước, ngành Giáo dục và Đào tạo  nhà đã vượt qua mọi khó khăn, vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và đạt được những kết quả rất đáng phấn khởi và tự hào.

Quy mô, mạng lưới trường lớp phát triển ổn định, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân, công tác đổi mới giáo dục được thực hiện từng bước vững chắc với quyết tâm cao, các cuộc vận động và các phong trào thi đua ngày càng đi vào chiều sâu, chất lượng giáo dục toàn diện được chú trọng nâng cao, chất lượng giáo dục mũi nhọn, đỗ đại học luôn duy trì đứng tốp đầu toàn huyện, việc huy động các nguồn lực để phát triển sự nghiệp giáo dục được đẩy mạnh.

Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tâm huyết, cơ bản đảm bảo về số lượng, nâng dần về chất lượng, từng bước đã khắc phục được bất hợp lý về cơ cấu bộ môn, đáp ứng yêu cầu phát triển sự nghiệp giáo dục.

Công tác phổ cập giáo dục được duy trì vững chắc; Cơ sở vật chất, thiết bị trường học ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu dạy và học, công tác xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia được quan tâm chỉ đạo, ưu tiên bố trí nguồn vốn, lồng ghép với nguồn vốn huy động hợp pháp khác và gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới. Đến nay, 3/3 trường đạt trường chuẩn Quốc gia

Phn khởi và tự hào về truyền thống của ngành, trước những vận hội và thử thách mới, các thế hệ thầy giáo, cô giáo và học sinh Đại Lộc hôm nay càng thấy rõ trách nhiệm của mình trong sự nghiệp trồng người, góp phần xây dựng quê hương, đất nước càng phải ra sức “Thi đua dạy tốt, học tốt”, nỗ lực phấn đấu hơn nữa để duy trì và kế tục phát huy những thành tích đã đạt được, tiếp tục khẳng định vị thế của ngành Giáo dục và Đào tạo, xứng đáng với niềm tin của Đảng bộ và nhân dân xã nhà.

Cuối cùng Nhân kỷ niệm 41 năm ngày nhà giáo Việt nam 20/11,  Đảng uỷ, HĐND, UBND, Uỷ ban MTTQ xã,  xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giáo dục. Đó là các thầy giáo, cô giáo đã nghỉ hưu, những người đã dâng cả tuổi thanh xuân của mình cho thế hệ học sinh thân yêu. Đó là các thầy giáo, cô giáo và các cán bộ công nhân viên, những người vẫn đang chịu thương, chịu khó và quên đi bao khó khăn vất vả đời thường để hoàn thành nhiệm vụ cao quý mà Đảng, nhà nước và nhân dân tin tưởng giao phó.

Xin kính chúc các nhà giáo lão thành, các thầy giáo, cô giáo mạnh khoẻ, hạnh phúc, thành đạt, có ngày lễ  thật ý nghĩa và tiếp tục đóng góp nhiều trí tuệ cho sự nghiệp giáo dục xã Đại Lộc không ngừng phát triển lên một tầm cao mới.

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ XÃ ĐẠI LỘC - HUYỆN HẬU LỘC

Chịu trách nhiệm: PHẠM DUY TẤN - CHỦ TỊCH UBND XÃ ĐẠI LỘC

Địa chỉ: Xã Đại Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa

Số điện thoại: 0814510350

Website được thiết kế bởi Trung tâm Công nghệ thông tin và truyền thông Thanh Hóa